Bệnh dịch tả ở gà chọi và cách điều trị

Bệnh dịch tả ở gà chọi và cách điều trị

Chữa bệnh dịch tả cho gà chọi
Chữa bệnh dịch tả cho gà chọi

Nguyên nhân của bệnh dịch tả ở gà chọi

Gây ra bởi virus Paramyxovirus serotype 1. Bệnh Newcastle còn được gọi là dịch tả hay bệnh rù. Là bệnh thường gặp nhất ở gà, cút, bồ câu gây tổn thất lớn trong chăn nuôi gia cầm. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh, phân hay người, chuột, dụng cụ, xe cộ, gió thổi làm virus từ nơi này lây sang nơi khác và đặc biệt lây do chim trời. Thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày có khi đến vài tuần trong điều kiện tự nhiên.

Triệu chứng của bệnh dịch tả ở gà chọi:

Gà nhiễm bệnh có thể chết nhanh trong vòng 3-4 ngày với triệu trứng: Suy sụp, bỏ ăn, xù lông, gục đầu, thở khó khăn, ho, lờ đờ, phân lỏng màu xanh đôi khi lẫn máu, mào tím, mặt sưng… Giai đoạn sau, gà bệnh đầu ngoẹo, cổ còng, quay vòng tròn, liệt chân, cánh. Đối với gà đẻ, thì sản lượng trứng giảm, trứng non nhiều, màu trắng nhợt.

Cách phòng bệnh dịch tả cho gà chọi để việc nuôi gà chọi hiệu quả hơn

+ Bệnh chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Phòng bệnh là biện pháp tốt nhất để dịch bệnh không xảy ra.

+ Phòng bệnh bằng vaccin đối với gà thịt (gà trắng) phải dùng 2 lần. Đối với gà trống, gà đẻ trứng cần 5-6 lần và gà thả vườn cũng phải dùng 2-3 lần.

+ Phòng bệnh bằng vệ sinh tiêu độc, ngăn chim trời, chuột có thể mang mầm bệnh tới. + Vệ sinh chuồng trại định kỳ kết hợp sát trùng bằng 1 trong 2 chế phẩm Antivirus-FMB hoặc Pividine.

Chúc anh em thành công ! Có thể tham khảo thêm các cách nuôi gà đá hiệu quả